Xin chào các bạn, hôm nay Lite Convenience xin chia sẻ cho các bạn bài viết Cảm Nhận Của Anh (Chị) Từ Bài Thơ “Tràng Giang” Của Nhà Thơ Huy Cận do bạn Trịnh Ngọc Hân học sinh trường THPT U Minh - Cà Mau chia sẻ.
Bài làm
Đã có một thời kì
thơ Việt Nam “ buồn và xôn xao đến thế”, đó là thời kì của những năm đầu thế kỉ
hai mươi. Lúc bấy giờ, xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn ngổn ngang muôn
nỗi. Cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến dẫn đến
tâm trạng u uất, buồn rầu, lạc lỏng. Đứng trước hiện thực đau thương ấy, lần
lượt xuất hiện những hồn thơ với phong cách độc đáo đã đưa độc giả đi từ nỗi
thăng trầm này đến cung bậc xúc cảm ngất ngây khác: “Ta thoát lên tiên cùng Thế
Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc
Tử…Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” ( Hoài Thanh). Thật vậy, dù cho
ta có thoát lên tiên cùng Thế Lữ, Lưu Trọng Lư hay say đắm trong bể tình ca
cùng Xuân Diệu thì khi “động tiên đã khép”, ta cũng phải quay về với hiện thực
đau thương cùng Huy Cận. Thơ Huy Cận mang nổi buồn miên man, sâu lắng đến ảo
não, thảm hại. Phiêu du trên từng trang thơ của Huy Cận, ta đồng cảm trước “nỗi
sầu nhân thế” của nhà thơ. Và bài thơ “Tràng giang” là một trong chuỗi cảm hứng
cho nỗi buồn miên man, kéo dài đến vô cùng tận.
“Tràng giang” là
một bài thơ tình mang đậm phong vị Đường thi, được gợi cảm hứng từ dòng sông
Hồng mênh mang sóng nước. Ngay từ nhan đề của bài thơ “Tràng giang” ta đã cảm
nhận được nỗi buồn sầu bao trùm lên cả bài thơ. Quả thực “ Cảnh nào cảnh chẳng
đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). “Tràng
giang” là từ Hán Việt khiến người đọc nhớ đến hai âm tương tự đó là “Trường
giang”, cả hai đều ngụ ý chỉ con sông dài, mênh mang. Nhưng ở đây nhà thơ Huy
Cận lại lấy tên “Tràng giang” chứ không phải là “Trường giang”. Bởi lẽ, ngụ ý
của tác giả không chỉ dừng lại chỉ một con sông dài đơn thuần như vậy, cái tên
“Tràng giang” không chỉ gợi lên hình ảnh của con sông dài mênh mông sóng nước,
mà còn gợi lên trong lòng người đọc về một nỗi ưu buồn âm vang, xa xăm thầm kín
không chỉ dài mà còn rộng như muốn trào dâng khắp tứ ngả. Mở đầu bài thơ là câu
thơ đề từ, câu thơ đã khái quát cảm xúc chủ đạo của bài thơ “ Bâng khuâng trời
rộng nhớ sông dài”, đó là dòng âm điệu trầm buồn, dòng xúc cảm “bâng khuâng”.
Đồng thời, câu thơ đề từ còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thầm kín
trong lòng người thi nhân trước cảnh nước mất, nhà tan.
Ngay từ khổ thơ
một đã mở ra không gian mênh mông, duềnh dàng là nước:
“Sóng gợn tràng
giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi
mái nước song song,”
Ôi con sông tràng
giang như đang cố dang rộng tấm thân để từng con sóng cứ vỗ mãi không ngưng.
Động từ “gợn” đã diễn tả từng làn sóng nhẹ nhàng, lăn tăn cứ vỗ vào nhau liên
hồi, như đang cố gói nhau vào lòng. Điệp vần “ang” kết hợp với điệp từ “điệp
điệp” đã phần nào gợi được nỗi buồn da diết trong lòng người thi nhân như những
đợt sóng kia, liên hồi hết đợt này đến đợt khác cứ chồng xếp lên nhau chưa biết
đâu là điểm kết thúc cho những nỗi sầu vô tận kéo mãi đến tận chân trời. Trên
dòng tràng giang bao la ấy là hình ảnh chiếc thuyền nhỏ bé lẻ loi, mặc cho dòng
nước cứ trôi, con thuyền cứ xuôi mái cùng nỗi buồn “song song”.
“Thuyền về nước
lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô
lạc mấy dòng.”
Trong thi ca xưa, “thuyền” và “nước” là hai hình ảnh mà ta thường bắt gặp, luôn luôn gắn bó vốn chẳng thể tách rời, nước trôi đưa con thuyền đi khắp muôn nơi. Ấy vậy mà trong thơ Huy Cận, ông đã phá vỡ mọi quy luật của tạo hóa mà đành lòng tách đôi ngả chia ly: thuyền ra đi, nước ở lại mang nỗi sầu trăm ngả, như một dự đoán về một nỗi buồn lan tỏa khắp đất trời của sự chia lìa, cách trở đang đón đợi. Cũng như “chiếc thuyền xuôi mái” ta đã bắt gặp trong câu thơ thứ hai của khổ một, đến đây ta lại bắt gặp hình ảnh một cành “củi” khô nhỏ bé, lênh đênh “lạc mấy dòng”. Quả là một phát hiện, một sự sáng tạo đầy mới mẻ của nhà thơ Huy Cận. Hình ảnh “củi một cành khô” tưởng chừng bình thường đến nỗi tầm thường, nhưng không, hình ảnh mộc mạc, giản dị ấy đã làm bật nổi tư tưởng, chủ đề của bài thơ. Gợi sự lênh đênh, vô định, không biết trôi về đâu như chính những con người sống trong xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến mang nỗi hoang mang, mất phương hướng và tưởng chừng chỉ biết lẩn quẩn trong vòng bế tắc.
Đến khổ thơ thứ
hai, độc giả đã cảm nhận được không gian hùng vĩ, cao rộng mở ra trước mắt
nhưng cảnh vật lại mang đượm nỗi hiu quạnh vắng:
“ Lơ thơ cồn nhỏ
gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa
vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời
lên sâu chót vót;
Sông dài, trời
rộng, bến cô liêu.”
Hàng loạt từ láy
được nhà thơ khéo léo sử dụng “lơ thơ”, “đìu hiu” ngay trên cùng một dòng thơ
đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng đến rợn người. “Lơ thơ” gợi sự lẻ loi, thưa
thớt của những dáng cây nhỏ nhoi trên cồn bãi. Cơn gió nhẹ thổi qua bãi cồn ấy,
khiến từng nhành cây đung đưa theo gió nhè nhẹ, nhè nhẹ, làn gió ấy mang nỗi
buồn “đìu hiu” lan tỏa khắp đất trời. “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”, ta có
thể hiểu rằng đâu đó có thanh âm xa xôi phát ra từ ngôi làng của phiên chợ
chiều vãn khách hay cũng có thể hiểu rằng đó là một sự phủ định đâu có tiếng
làng xa vãn chợ chiều, cảnh vật hoàn toàn lặng thinh. Nhưng dù hiểu theo cách
nào đi chăng nữa thì ta vẫn cảm nhận được rằng nỗi niềm của Huy Cận khát khao
đi tìm thanh âm của sự sống, của con người để mong vơi bớt đi nỗi cô đơn, vắng
lặng, hoang vu đến rợn ngợp của cảnh vật nơi đây.
“Nắng xuống, trời
lên sâu chót vót,
Sông dài, trời
rộng, bến cô liêu.”
Tầm nhìn của thi
nhân như được mở rộng về chiều cao và chiều rộng, “nắng xuống, trời lên” còn
gợi sự chia cách giữa nắng và trời, kẻ xuống, người thì lên. Đến đây, ta lại
một lần nữa bắt gặp sự tài tình trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ của Huy Cận –
“sâu chót vót” đầy mới mẻ. Trước đây, khi nhắc đến “sâu” thì ta thường liên
tưởng đến hai từ “thăm thẳm”, còn “chót vót” thì gắn với từ “cao”. Sự sáng tạo
độc đáo ấy đã mở ra trước mắt người đọc một không gian hai chiều, được mở rộng
về cả chiều sâu và chiều rộng.”Sông” vẫn cứ “dài”, “trời” vẫn cứ “rộng”, cõi
thiên nhiên hùng tráng ấy cứ thi nhau mở rộng ra thật mênh mông, rộng lớn để
mặc cho những gì thuộc về con người cứ nhỏ bé dần, nhỏ bé dần đến nỗi cô đơn,
hiu quạnh, quạnh vắng đến lạnh lùng “ bến cô liêu”.
Khổ thơ thứ ba vẫn
là cảnh sông nước bát ngát, quạnh hiu:
“ Bèo dạt về đâu,
hàng nối hàng;
Mênh mông không
một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút
niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh
tiếp bãi vàng.”
Trong thơ ca cổ
điển, hình ảnh “bèo” luôn là hình ảnh tượng trưng cho những kiếp người vô định,
bấp bênh giữa dòng đời. Cánh bèo bước vào thơ Huy Cận, không chỉ đơn độc là một
cánh bèo nữa mà đã được nhân lên đến “hàng nối hàng” càng khiến lòng người rợn
ngợp trước thiên nhiên, từ đó cõi lòng càng đau đớn, xót xa. Cảnh vật vốn đã
chia lìa, cách trở nay càng cách trở, đơn côi hơn thế, khi chẳng có một phép
màu nào xuất hiện gắn kết đôi bờ chia ly – “không một chuyến đò ngang” và cũng
không một nhịp “cầu”. Thi nhân thực sự khao khát đi tìm kiếm sự giao cảm, sự
gắn kết, sự hòa hợp giữa người với người để xoa dịu nỗi sầu cô đơn này, dù chỉ
là một “chút niềm thân mật”. Không có một chuyến đò, cũng chẳng có một cây cầu
bắt qua sông, cảnh vật lúc này đây chỉ còn lại “bờ xanh” với những hàng cây
xanh lặng lẽ nối tiếp bãi cát vàng.
Khổ thơ cuối có lẽ
là khổ thơ hay nhất, tiêu biểu nhất bởi nó đã lột tả hết nỗi lòng của nhà thơ
“vì sao tôi buồn?”:
“Lớp lớp mây cao
đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh
nhỏ: bóng chiều sa.”
Thiên nhiên mở ra
mang nét đẹp thật kì vĩ, tráng lệ. Theo tác giả, bài thơ “Tràng giang” được
viết vào mùa thu năm 1939, đúng như đặc điểm của trời thu, những áng mây trắng
chồng xếp lên nhau tầng tầng, lớp lớp, được ánh dương phản chiếu tạo nên hình
thù lấp lánh như những hòn “núi bạc”. Từ “đùn” càng tạo được sự hùng tráng, kì
vĩ cho bức tranh thiên nhiên của buổi chiều thu qua đôi mắt thần kì của tác
giả. Trong không gian bao la rộng lớn ấy, một cánh chim nhỏ in hình rõ rệt lên
trên nền trời. Từ xưa nay, mỗi khi cánh chim xuất hiện trong thi phẩm đều gợi
dáng vấp của một buổi chiều tàn đầy thơ mộng. Cánh chim trong thơ Huy Cận không
chỉ diễn tả bức tranh chiều thu tàn mà còn gợi sự bé bỏng đối lập với cảnh
thiên nhiên hùng tráng, nỗi buồn cô đơn theo đó cũng dâng thêm, càng thấm thía
trong lúc hoàng hôn.
Mãi đến tận hai
câu thơ cuối cùng, nhà thơ mới trực tiếp bộc lộ nỗi lòng thương nhớ quê hương
nồng nàn, tha thiết:
“Lòng quê dợn dợn
vời con nước,
Không khói hoàng
hôn cũng nhớ nhà.”
Hình ảnh “dợn dợn
vời con nước” hiện lên như nói thay nỗi nhớ quê của chính tác giả, mỗi khi nhìn
thấy “con nước” thì nỗi nhớ quê ấy như từng đợt sóng “dợn dợn” dâng lên, lan xa
mãi không thôi. Câu thơ cuối cùng cũng chính là câu thơ mang nét đặc sắc nhất –
“không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Ta có thể cảm nhận được, Huy Cận đã mượn ý
thơ của Thôi Hiệu, cách đây hàng nghìn năm, Thôi Hiệu cũng canh cánh nỗi nhớ
quê da diết, khôn nguôi mà thốt lên:
“Quê hương khuất
bóng hoàng hôn
Trên sông khói
sóng cho buồn lòng ai.”
Thôi Hiệu nhìn thấy khói sóng trên dòng sông nên tức cảnh sinh nhớ nhà, nhớ quê hươn. Tuy mượn ý thơ của Thôi Hiệu, nhưng Huy Cận cũng đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách nói mở mẻ. Ông nhớ quê hương ngay cả khi “không khói hoàng hôn”, tức là chẳng cần nhìn thấy khói sóng như Thôi Hiệu thì lòng ông cũng luôn sẵn nỗi nhớ quê nhà. Nếu như Thôi Hiệu nhớ nhà là do đang ở xứ người thì đối với Huy Cận, ngay khi ông đang đứng trên mảnh đất của quê hương mình, ông vẫn cảm thấy bơ vơ, lạc lỏng. Rõ ràng, nỗi nhớ của Huy Cận là vô cùng da diết, thường trực hơn và cháy bỏng hơn người xưa. Phải chăng nỗi nhớ đau thương ấy xuất phát từ hiện thực, từ những nỗi đau của thời cuộc, từ nỗi sầu nhân thế của Huy Cận nói riêng và những con người tri thức nói chung mong muốn góp sức mình cho đất nước nhưng đành bất lực?
Có thể nói “Tràng
giang” là một bài thơ buồn sâu lắng của một tâm hồn thơ đầy nhạy cảm trước cảnh
“trời rộng”, “ sông dài” – Huy Cận. Trước cảnh mênh mông, vô tận của không
gian, lòng người không khỏi có nhưng xúc cảm bâng khuâng, mơ hồ buồn, đơn côi
lẻ loi. Đối với Huy Cận, nỗi buồn ấy không thể dừng lại ở bấy nhiêu đó thôi.
Cái buồn của ông là cái buồn thế hệ, cái buồn muôn thuở của con người. Thiên
nhiên thì vô tận, vũ trụ vô cùng, trái lại là sự hữu hạn, nhỏ bé, đơn độc của
kiếp người. Khao khát gắn kết con người, thắt chặt thiên nhiên mong tìm được sự
giao cảm, dẫu là “chút niềm thân mật”. Nỗi buồn ấy còn là sự mặc cảm, nỗi khắc
khoải, cô đơn không dứt của con người khi đứng trước quê hương nhưng luôn cảm
thấy “thiếu quê hương”. Vì vậy, nỗi quê hương da diết, thiết tha cứ mãi dấy lên
trong lòng người thi sĩ khôn nguôi, từng đợt, từng cơn như những đợt sóng trên
dòng tràng giang mênh mông kia. Bài thơ còn là một khúc nhạc hài hòa mang đậm
nét đẹp cổ điển và hiện đại, mới mẻ. Vẻ đẹp cổ điển thể hiện qua lối thơ mang
đậm phong vị Đường thi, qua cách sử dụng hàng loạt từ láy, thi liệu cổ điện,
quen thuộc thường thấy trong thi ca cổ: thuyền, nước, sông, cánh chim, mây… Và
trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ
kính, trầm mặc của thơ Đường. Vẻ đẹp hiện đại thể hiện rõ qua từng câu chữ sáng
tạo, hình ảnh “củi một cành khô”, “sâu chót vót” đã góp phần làm bật nổi tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm và tài năng sáng tạo nghệ thuật của “thần sầu” Huy
Cận!
Trải lòng qua từng
trang thơ tình “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận, ta đã cùng ông nếm trải biết
bao nỗi bơ vơ, sầu vô cùng tận. Không hổ danh là bậc thầy “ảo não bậc nhất”,
chính bản thân Huy Cận tự nhận: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm”. Thật vậy,
đã là một nhà thơ chân chính, đòi hỏi ta phải có một tâm hồn thật nhạy cảm,
tinh tế, biết rung động đúng lúc và luôn mang những cảm xúc chân thành vào từng
con chữ. Huy Cận tuy mang tâm hồn buồn riêng biệt, luôn sẵn sàng trải ra với
sông dài, trời rộng, với nỗi sầu nhân thế bao quanh. Nhưng không vì thế mà nỗi
buồn của Huy Cận mang hình hài, dáng vấp của nỗi cái “lụy tàn”, nỗi buồn của
ông khơi lên trong lòng người đọc niềm khao khát hướng đến ánh sáng, hướng đến những
điều tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Hay nói cách khác, đó là nỗi buồn “
bi nhưng không lụy”.
Ghi chú: Các bạn độc giả muốn đóng góp tài liệu cho Lite Convenience liên hệ qua Email: liteconvenience@gmail.com
Copyright © ReLub.Net